TÌM HIỂU VỀ MOTOR ĐIỆN

Chắc hẳn rằng ra rất nhiều người đã nghe qua cái tên motor điện. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về loại động cơ này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về motor điện nhé!

Khái niệm về motor điện

Motor điện là gì?

Motor điện là loại thiết bị sử dụng nguồn điện năng và biến nguồn năng lượng này trở thành cơ năng. Đa số những loại thiết bị hiện nay đều hoạt động trên một cơ chế đó là hiệu ứng điện từ, một số ít loại siêu nhỏ hay nhỏ sẽ theo một cơ chế hiệu ứng áp điện.

Motor điện có cấu tạo bao gồm những gì?



Một motor điện sẽ bao gồm có rotor và stato

Phần Rotor hay còn được gọi là phần quay( chuyển động) gồm:

  • Lõi thép Phần này có dạng là một hình trụ tròn và đặc được làm từ nhiều lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau sau đó dập thành hình dĩa và ép chặt. Trên mặt thì sẽ có những đường rãnh nhằm để lắp dây quấn hay các thanh dẫn. Lõi thép với trục quay thì được ghép chặt lại với nhau và để trên vị trí ổ đỡ của phần stator.
  • Dây quấn: Phần này thì gồm 2 loại là dây quấn và lồng sóc.
  • Rotor lồng sóc: Được tạo ra từ phương pháp đúc nhôm vào những rãnh của rotor để hình thành nên các thanh nhôm. Sau đó thì sẽ nối ngắn mạch ở cả hai đầu và đúc thêm một số cánh gạt để giúp làm mát khi rotor quay.
  • Rotor dây quấn:  Phần này thì có điểm khá giống với stator nhưng có momen quay lớn hơn, kết cấu cũng phức tạp và giá thành khá đắt.

Dây quấn khi này được tạo thành từ 2 vòng ngắn mạch và các thanh nhôm có hình dạng như 1 lồng vì vậy nên nó có tên gọi rotor lồng sóc được ra đời. Những đường rãnh trên rotor thì được dập xiên với trục để  giảm cho bơm hiện tượng rung chuyển và cải thiện đặc tính khi mở máy.

Phần Stator hay còn được gọi là phần động( đứng yên) gồm:

  • Lõi thép: Là bộ phận dẫn từ của thiết bị này. Nó có hình dạng như trụ rỗng. Lõi thép sẽ được làm từ những lá thép kỹ thuật điện. Độ dày của chúng sẽtừ 0.35 cjho đến 0.5mm. Nó được dập theo dạng hình vành khăn, được sơn bao phủ và phía trong có xẻ rãnh để đặt vừa dây quấn, rồi ghép lại.
  • Dây quấn: Thường thì dây này sẽ làm bằng chất liệu là nhôm hoặc đồng và được đặt bên trong rãnh lõi thép. Bên cạnh 2 bộ phận chính này thì stator còn những bộ phận phụ nhằm bao bọc lõi thép hay còn gọi là vỏ máy. Lớp bao bọc này thì được làm bằng gang, nhôm giúp giữ cho lõi thép chặt, ở phía dưới là chân đế nhằm bứt vào bệ máy được chắc chắn. Hai đầu có 2 nắp đồng với vật liệu của vỏ máy, trong nắp nàythì  có bạc đạn hay gọi là ổ đỡ. Chúng sẽ đỡ cho trục quay của rotor.

Motor điện hoạt động như thế nào?

Đa số thì  các motor điện đều được sản xuất và hoạt động dựa trên một nguyên lý đó là: Cảm ứng điện từ. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn có 1 số loại động cơ khác dựa trên hiệu ứng áp điện hoặc lực tĩnh điện.

Dòng điện được dẫn để chạy qua 1 cuộn dây được quấn xung quanh của lõi. Lõi này làm bằng chất liệu từ sắt non gọi là stator. Rotor thì sẽ chịu tác động của lực từ.

phía bên cạnh cực dương thì nó sẽ bị tác động của 1 lực có chiều hướng lên phía trên, cạnh bên của cực âm thì ngược lại nó chịu 1 lực có chiều hướng xuống phía dưới. Cơ chế này được hình thành dựa trên nguyên lý bàn tay trái mà chúng ta đã được học ở cấp 2.

Khi rotor chịu sự tác dụng của lực từ thì nó sẽ quay. Chuyển động quay này cần phải được sự duy trì lâu dài vì thế nên bộ cổ góp điện sẽ dùng cho động cơ điện. Thiết bị này thực hiện chức năng chuyển mạch của dòng điện sau 1 thời gian để có thể ứng với 1/ 2 chu kỳ làm việc. Khi này mặt của cuộn dây sẽ nằm song song với những đường sức từ của từ trường, rotor động cơ điện sẽ không còn chịu sự tác động của lực từ mà quay theo quán tính.

Ứng dụng của motor điện

Ứng dụng motor điện

+ Motor điện được dùng rất nhiều và đa dạng trong những lĩnh vực đời sống của con người chứ không chỉ riêng trong sản xuất.

+ Ví dụ như những motor điện với kích thước nhỏ hơn sẽ được ứng dụng trong sản xuất các thiết bị điện dân dụng ví dụ như: quay lồng trong máy giặt, quay bát đĩa trong lò vi sóng, máy rửa chén bát, quay đĩa CD trong đầu đĩa, quay cánh quạt ở bên trong máy quạt hay quay mũi khoan…

+ Motor điện được dùng nhiều trong các hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất tại các nhà máy cơ khí, lắp ráp linh phụ kiện điện tử, ngành sản xuất ô tô, đóng gói thành phẩm, chế biến các loại thực phẩm, hóa chất, phân bón, thức ăn cho gia súc…

+ Bên cạnh đó, thì motor điện còn được sử dng nhiều trong lĩnh vực của giao thông, vận tải hàng hóa với các đầu xe cơ giới, xe lửa sẽ dùng động cơ điện này để hoạt động nhằm tiết kiệm chi phí, hiệu quả.

+ Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật như hiện nay, con người ứng dụng các motor điện trong công nghệ của máy tính, thiết bị và linh kiện cấu thành, đó là các ổ quang và ổ cứng.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chọn Động cơ hút chân không phù hợp

Cách Chọn Mua Động Cơ Điện 3 Pha

Khái niệm và cấu tạo của biến tần 3 pha, khi nào chúng ta nên sử dụng biến tần 3 pha